top of page

26 dấu hiệu của người trưởng thành về mặt cảm xúc


  1. Bạn nhận ra rằng hầu hết hành vi xấu của người khác thực ra đều đến từ nỗi sợ hãi và lo lắng - chứ không phải như vẫn thường bị xét đoán rất dễ dàng là sự xấu xa hay ngu ngốc. Bạn nới lỏng dính mắc của mình vào trạng thái tự cho là đúng đắn (self-righteousness) và ngừng nghĩ rằng thế giới này chỉ toàn là những quái vật hay những kẻ ngốc. Ban đầu mọi chuyện sẽ không còn trắng đen rõ ràng nữa, nhưng theo thời gian, lại trở nên thú vị hơn bao nhiêu.

  2. Bạn học được rằng những gì trong đầu mình không thể được người khác tự động hiểu. Bạn nhận ra rằng, không may thay, bạn sẽ phải khớp nối lại mọi ý định và cảm xúc của mình bằng ngôn từ - và bạn không thể công bằng mà đổ lỗi cho người khác khi họ không thể hiểu hàm ý của bạn cho đến khi bạn nói ra một cách bình tĩnh và rõ ràng.

  3. Bạn học được rằng - thật đáng chú ý - đôi khi bạn hiểu sai điều gì đó. Với can đảm khổng lồ, bạn đi những bước chân ngượng ngùng (thi thoảng) về hướng hối lỗi.

  4. Bạn học cách trở nên tự tin không phải vì nhận ra mình là người tuyệt vời, mà vì biết rằng những người khác cũng ngốc nghếch, sợ hãi và lạc lối như bạn vậy. Chúng ta đều sẽ bù trừ lại khi đi tiếp cùng nhau, và điều đó hoàn toàn ổn.

  5. Bạn ngừng đau khổ với hội chứng kẻ mạo danh (imposter syndrome - là một mẫu thức tâm lý khi một người nghi ngờ những thành quả của mình và có nỗi sợ nội tâm dai dẳng về việc bị bóc mẽ như một "kẻ lừa đảo"-ND), bởi vì bạn có thể chấp nhận rằng không có ai được coi như một con người chính thống. Chúng ta đều, theo các cấp độ khác nhau, cố gắng đóng một vai trò nào đó trong khi kìm giữ lại những mặt dại dột và ngoan cố của bản thân.

  6. Bạn tha thứ cho bố mẹ mình bởi vì bạn nhận ra rằng họ không được đặt vào thế giới này để xúc phạm bạn. Họ cũng chỉ đang đau đớn từ trong sâu thẳm và vật lộn với những con quỷ của riêng họ. Cơn giận, ở nhiều thời điểm, chuyển thành thương xót và từ bi.

  7. Bạn hiểu về ảnh hưởng khổng lồ của những thứ được coi là "nhỏ nhặt" lên tâm trạng: thời gian lên giường ngủ, mức đường và cồn trong máu, những mức căng thẳng của bối cảnh chung quanh v.v...Và kết quả là, bạn học được rằng đừng bao giờ khơi lên một vấn đề quan trọng, có nguy cơ sinh sự với người thân yêu cho đến khi ai cũng được nghỉ ngơi đầy đủ, không ai say xỉn, ăn uống đủ, không có gì sẽ gây hoảng loạn cho bạn và bạn cũng không đang vội vàng bắt một chuyến tàu nào.

  8. Bạn nhận ra rằng khi những người thân cận quát nạt bạn, hay khi họ đang khó chịu hoặc sân hận, thường là họ đang không cố làm khó bạn, họ có lẽ chỉ đang cố gắng có được sự chú ý của bạn theo cách duy nhất họ biết. Bạn học được cách phát hiện sự tuyệt vọng ngầm ẩn bên dưới những khoảnh khắc kém hay của người thân yêu - và, trong một ngày đẹp trời, bạn hiểu họ bằng tình thương thay vì phán xét.

  9. Bạn không còn giận dỗi. Nếu ai đó làm tổn thương bạn, bạn không tàng trữ sự căm giận và thương tổn qua nhiều ngày. Bạn nhớ rằng đời mình sẽ sớm qua đi. Bạn không mong chờ người khác phải tự biết điều gì là không ổn. Bạn nói thẳng với họ và nếu họ hiểu, bạn tha thứ cho họ. Mà nếu như họ không hiểu, theo một cách khác, bạn cũng cứ thứ tha.

  10. Bạn nhận ra rằng cuộc đời rất ngắn ngủi, cho nên những gì cực kì quan trọng là: bạn cố gắng nói ra được hàm ý thực sự của mình, tập trung vào những gì bạn thật sự muốn, và nói với những ai bạn quan tâm rằng họ có ý nghĩa to lớn như thế nào với bạn. Có thể là hàng ngày.

  11. Bạn ngừng tin vào sự hoàn hảo trong hầu hết mọi mặt. Không có con người hoàn hảo, công việc hoàn hảo hay cuộc đời hoàn hảo. Thay vì thế, bạn hướng đến ghi nhận những gì “đủ tốt” (“good enough"- ở đây sử dụng cụm từ chuẩn mực của nhà phân tích tâm lý Donald Winnnicott). Bạn nhận ra rằng có nhiều thứ trong cuộc sống cùng lúc có thể khá đáng thất vọng - nhưng, theo nhiều cách, cũng đủ tốt một cách xuất sắc.

  12. Bạn hiểu được mặt tốt của việc trở nên hơi bi quan thêm chút về viễn cảnh của mọi việc - và rồi kết quả sau đó, bạn hiện lên như một tâm hồn bình tĩnh hơn, nhiều kiên nhẫn và thứ tha hơn. Bạn đánh mất chủ nghĩa lý tưởng hoá của mình và trở thành một người bớt điên rồ hơn nhiều (tức là bớt đi sự thiếu kiên nhẫn, cứng nhắc, giận dữ).

  13. Bạn học cách thấy được điểm yếu trong tính cách của mọi người trong tương quan với các điểm mạnh đối trọng lại. Thay vì chỉ thấy điểm yếu của họ, bạn nhìn vào bức tranh toàn cảnh: và đúng, họ có thể khá mô phạm, nhưng học cũng chính xác một cách thật đẹp đẽ và còn rất vững chắc trong những thời điểm hỗn loạn. Đúng là một ai đó có hơi lộn xộn, nhưng cùng lúc đó họ sáng tạo rực rõ và rất có tầm nhìn. Bạn (thực sự) nhận ra rằng con người hoàn hảo không tồn tại - rằng mọi điểm mạnh đều gắn liền với 1 điểm yếu.

  14. Bạn học được những giá trị tốt của thoả hiệp. Bạn học cách dàn xếp trong vài lĩnh vực nhất định - và nhận ra rằng bạn đang trưởng thành chứ không phải yếu đi khi bạn làm vậy. Bạn có thể ở bên ai đó chủ yếu vì con cái, hoặc vì bạn sợ phải ở một mình. Bạn có thể chịu vài điểm bất tiện vì bạn biết rằng một cuộc sống không có cọ xát chỉ là một ảo ảnh.

  15. Bạn bớt dễ dàng rơi vào tình yêu hơn 1 chút. Theo một cách nào đó thì khá khó. Khi bạn kém trưởng thành, bạn có thể cảm nắng trong một giây. Giờ đây, bạn nhận thức một cách thấm thía rằng mọi người, cho dù thành đạt hay quyến rũ ở bề ngoài đến mức nào, có thể sẽ trở thành chút đau thương khi ở gần bên. Bạn phát triển lòng chung thuỷ với những điều bạn đang có sẵn.

  16. Bạn hiểu rằng bản thân bạn - ngạc nhiên thay - là một người khá khó khăn để sống cùng. Bạn trút bỏ những lớp cảm xúc trước đó bạn có đối với bản thân. Khi đi vào tình bạn và các mối quan hệ, bạn cảnh báo một cách tử tế cho người khác biết về việc theo cách nào và những lúc nào bạn có thể là một thử thách.

  17. Bạn học cách tha thứ cho bản thân về những lỗi sai và sự ngốc nghếch của mình. Bạn nhận ra rằng việc chỉ biết mỗi bản thân một cách vô ích bao gồm việc đơn thuần trừng phạt mình về những hành vi sai trái trong quá khứ. Bạn giống như một người bạn đối với bản thân mình hơn. Tất nhiên bạn là một tên ngốc, nhưng bạn vẫn là một tên ngốc đáng được yêu, như tất cả chúng ta.

  18. Bạn học được rằng một phần của quá trình trưởng thành sẽ là sự hoà giải với những phần trẻ con đầy bướng bỉnh của bản thân bạn mà sẽ luôn mãi ở đấy. Bạn thôi cố gắng trở thành một người trưởng thành trong mọi dịp. Bạn chấp nhận rằng chúng ta đều có những khoảnh khắc thụt lùi - và đó là khi bạn có thể xoa đầu đứa trẻ hai tuổi bên trong bạn, chào đón bé thật rộng lượng và cho bé sự chú ý mà bé muốn.

  19. Bạn không còn đặt quá nhiều hy vọng lên những kế hoạch lớn lao để có được kiểu hạnh phúc mà bạn trông chờ sẽ kéo dài qua nhiều năm. Bạn ăn mừng những điều nhỏ đang được suôn sẻ. Bạn nhận ra sự hài lòng gia tăng theo từng phút. Bạn vui nếu một ngày qua đi mà không phải bận tâm quá nhiều. Bạn có mối quan tâm lớn hơn nhiều với những bông hoa và bầu trời đêm. Bạn phát triển gu thưởng thức cho những niềm vui nhỏ.

  20. Những gì người ta thường nghĩ về bạn thôi không còn là bận tâm của bạn nữa. Bạn nhận ra tâm trí của những người khác là những bãi lầy và bạn không cần cố đánh bóng hình ảnh của mình trong mắt người khác nữa. Điều đáng kể là bạn và 1 hay 2 người khác nữa OK với việc bạn là bạn. Bạn từ bỏ danh vọng và bắt đầu dựa vào tình yêu.

  21. Bạn lắng nghe góp ý tốt hơn. Thay vì mặc định rằng bất cứ ai phê bình mình hoặc là đang cố làm nhục mình hoặc là đang mắc sai lầm, bạn chấp nhận rằng có thể là ý tốt nếu mình biết tiếp nhận một vài điều. Bạn bắt đầu thấy rằng mình có thể lắng nghe một phê phán và vượt qua nó - mà không cần phải mặc giáp chiến đấu và phủ nhận đó chưa từng là vấn đề.

  22. Bạn nhận ra mức độ bạn đã vờ sống, ngày qua ngày, trong một khoảng cách quá tiệm cận với một số các vấn đề của mình. Bạn nhớ - càng ngày càng nhiều thêm - rằng bạn cần có những góc nhìn xa gần lên những điều làm mình đau đớn. Bạn đi bộ nhiều hơn trong thiên nhiên, bạn có thể nuôi một con vật cưng (chúng không lo lắng triền miên ta) và bạn trân trọng những thiên hà xa xôi phía trên chúng ta trong bầu trời đêm.

  23. Bạn ngừng việc trở nên kích động quá dễ dàng bởi những hành vi tiêu cực của người khác. Trước khi trở nên giận giữ, khó chịu hay buồn phiền, bạn tạm dừng lại để tự hỏi rằng họ thực sự có ý gì. Bạn nhận ra rằng có thể có phân cách giữa những gì ai đó nói và những gì bạn ngay lập tức mặc định là ý của họ.

  24. Bạn nhận ra cách quá khứ riêng biệt của bạn tô màu lên những phản ứng của bạn đối với các sự kiện - và học cách bù lại cho những méo mó nảy sinh từ đó. Bạn chấp nhận rằng, bởi cách mà thời thơ ấu của bạn đi qua, bạn có khuynh hướng làm quá lên ở một vài mặt nhất định. Bạn trở nên nghi ngờ động lực ban đầu của chính mình xung quanh một vài chủ đề đặc biệt. Bạn nhận ra - đôi lúc - rằng không nên hành động theo cảm xúc.

  25. Khi bạn bắt đầu một tình bạn, bạn nhận ra rằng những người khác không chủ yếu muốn biết tin tốt lành của bạn, cũng như không muốn hiểu sâu về những gì gây rắc rối hay phiền não cho bạn, để mà đến lượt mình họ thấy bớt đơn độc với những nỗi đau trong tim mình. Bạn trở thành một người bạn tốt hơn bởi bạn thấy rằng tình bạn thực sự là sẻ chia những điều dễ thương tổn.

  26. Bạn học cách làm dịu những cơn lo lắng của mình bằng cách nói với bản thân rằng mọi thứ đều sẽ ổn. Trong nhiều mặt, nó sẽ không như vậy. Bạn xây dựng được một năng lực suy nghĩ rằng ngay cả khi mọi thứ không đúng hướng, chúng hầu hết đều vẫn có thể sống sót qua được. Bạn nhận ra rằng luôn có 1 kế hoạch B, rằng thế giới thì rộng, rằng một vài tâm hồn tốt đẹp sẽ luôn được tìm thấy và rằng hầu hết những điều tàn ác, cuối cùng, đều chịu đựng được.

Health Coach Nam Phương dịch từ bản gốc đăng tại The School of Life - kênh chuyên về giáo dục cảm xúc.

107 views

Comentários


bottom of page