top of page

Covid 19 sau 1 năm nhìn lại - Ăn uống thế nào để chống đỡ tốt hơn?!

Trong suốt năm 2020, “COVID-15” đã trở thành một thuật ngữ phổ biến bởi các báo cáo về những người tăng cân do cách ly trong nhà, ít di chuyển và thay đổi thói quen ăn uống.

Một nghiên cứu trên 269 người lớn của viện nghiên cứu Health eHeart chỉ ra trung bình mỗi tháng họ đã tăng 0.68kg (1).

Một cuộc thăm dò của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ với hơn 3.000 người Mỹ trưởng thành cho thấy 61% số người có sự thay đổi cân nặng ngoài ý muốn (tăng hoặc giảm) kể từ khi bắt đầu đại dịch; 42% cho biết họ tăng trung bình khoảng 13kg, 18% còn lại giảm cân với mức trung bình là 11kg. (2)


Tuy nhiên, những báo cáo này dựa trên số lượng mẫu nghiên cứu hạn chế và chưa thể làm rõ rằng việc thay đổi cân nặng có diễn ra trên diện rộng với dân số Mỹ hay không. Thêm nữa, công bố gần đây về dữ liệu cân nặng trên 19.573.285 bệnh nhân trưởng thành ở 49 bang được thu thập từ Epic - một cơ sở dữ liệu lớn về chăm sóc sức khỏe - không cho thấy sự thay đổi cân nặng đáng kể (cả tăng và giảm) ở phần lớn bệnh nhân; khi so sánh giữa cân nặng của họ trước đại dịch vào năm 2019 và 2020 với số liệu cân nặng đo đạc vào tháng 3 năm 2021. (3)


Một tỷ lệ nhỏ chỉ 10% hoặc ít hơn đã tăng hơn 4.5kg, nhưng đồng thời cũng có một tỷ lệ tương tự những người giảm chừng đó cân nặng trong thời gian đại dịch.

Tăng cân liên quan đến COVID có thể bắt nguồn từ việc thay đổi thói quen ăn uống, ít hoạt động thể chất, gia tăng căng thẳng và gián đoạn giấc ngủ.

Giảm cân có thể xảy ra bởi chán ăn do lo lắng hay trầm cảm, hoặc giảm khối lượng cơ do ít vận động; một số người khác lại có thể đã giảm cân một cách lành mạnh bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống, tập luyện, chẳng hạn như học nấu các bữa ăn lành mạnh ở nhà thay vì ăn đồ ăn ngoài, khám phá những bài tập tại nhà hay ngoài trời, và thiết lập giờ giấc ngủ điều độ.


Ăn uống ra sao để chống đỡ tốt hơn với Covid 19?


Mặc dù tiêm phòng và các biện pháp phòng ngừa khác như đeo khẩu trang vẫn là cách phòng tránh COVID-19 tốt nhất, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vai trò của chế độ ăn uống trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tình trạng trở nặng của các triệu chứng Covid.


Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đã xem xét dữ liệu từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2020 của hơn 592.000 người tham gia ở Mỹ và Vương quốc Anh. Người tham gia đã tự chấm điểm và báo cáo về chế độ ăn của mình dựa trên thang đo Chế độ ăn giàu thực vật. Với thang đo này, các loại thức ăn lành mạnh từ thực vật như trái cây, rau củ, ngũ cốc toàn phần được chấm điểm cao hơn. Những người tham gia với điểm số cao nhất được ghi nhận là có nguy cơ nhiễm vi-rút thấp hơn 9% và nguy cơ trở nặng thấp hơn tới 41% so với những người có điểm thấp nhất. (4)



Những tác động này sẽ đặc biệt hữu ích với những người sống ở các khu vực kinh tế xã hội còn nhiều thiếu thốn, nhấn mạnh sự cần thiết của các chiến lược y tế công cộng. Hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận với thực phẩm lành mạnh và giải quyết các yếu tố xã hội khác có thể giúp giảm gánh nặng của đại dịch.



Nguồn dịch: Tài liệu Harvard_Healthy Living Guide 2021/2022 Từ khoa Dinh dưỡng trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan


Nguồn trích dẫn nghiên cứu:

1. Lin et al., JAMA Netw Open, 2021.

2. American Psychological Association, March 2021.

3. Cosmos Study, Epic Health Research Network, July 2021.

4. Merino et al., Gut, 2021.

89 views

Comments


bottom of page